Mối quan hệ giữa Ikigai và công việc

Một ngày có 24 tiếng trung bình chúng ta mất từ 8 – 10 tiếng dành cho công việc, tương đương hơn 1/3 quảng thời gian chúng ta có được. Sẽ là một bi kịch nếu như chúng ta không cảm thấy thoải mái với những công việc mà chúng ta đang dành phần lớn thời gian của cuộc đời mình cho nó.

1. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Mọi người có thể nghe qua cụm từ này rất nhiều và cũng đã nhiều lần thử cố gắng tìm được sự cân bằng giữa cuộc sống hàng ngày và công việc nhưng có lẻ điều đó không trở thành hiện thực. Bởi đơn giản vì công việc có đôi lúc để hoàn thành tốt và mang lại được hiệu quả chúng ta cần phải dành 100% thời gian dành cho nó, hay ngược lại khi chúng ta vui chơi cùng gia đình hay thực hiện các sở thích của chúng ta thật khó để có thể xen lẫn công việc vào trong đó được. Công  việc là một phần của cuộc sống giống như mối quan hệ gia đình bạn bè hay sở thích, chúng ta không thể tách rời nhau để cần bằng 50/50.

Phần đông chúng ta xem công việc là phương tiện để có thu nhập giúp duy trì cuộc sống và dành phần lớn thời gian cho nó. Vậy tại sao chúng ta không tìm Ikigai của mình trong công việc để có được niềm vui, niềm hạnh phúc nơi công việc?

2. Tìm Ikigai trong công việc hàng ngày

Nếu bạn đang có suy nghĩ hay thường có câu nói đại loại như “công việc của tôi chán lắm, không có gì đặc biệt hay thú vị cả” đó là bởi bạn đang nhìn nhận công việc theo một cách phiến diện và tiêu cực. Những suy nghĩ này làm cho bạn không có được sự tiến bộ và sáng tạo trong công việc. Trước đây bạn đã phải làm những gì để có công việc này, bạn đã mất thời gian bao lâu để có được công việc đó, bạn phải đi bao xa để đến được nơi  làm việc này?… Hãy tự đặt câu hỏi và trả lời để bạn có thể cảm nhận và đánh giá lại công việc của mình.

Bản chất của Ikigai là tập trung vào những chi tiết nhỏ hàng ngày, nếu bạn thấy không thoải mái với công việc của mình bạn hãy chia nhỏ từng phân khúc trong công việc của mình để thử nhìn nhận dưới một góc nhìn khác như: Điều gì trong những hoạt động này giúp bạn luôn vui vẻ, cảm giác của bạn khi hoàn thành được một việc gì đó đúng hạn, cảm giác khi kết quả công việc của bạn đã mang được giá trị cho một ai đó…

Mọi người thường hay nói sẽ thật hạnh phúc nếu như được làm những việc mà mình thích. Nhưng nếu bạn đang đi làm cho một công ty thì bạn sẽ cần phải làm việc theo yêu cầu của công ty, bộ phận giao cho. Điều đó nhiều lúc sẽ không nằm trong khả năng quyết định của bạn. Sẽ không có công việc nào là hoàn hảo, bất cứ công việc gì cũng có những khó khăn riêng của nó. Việc của bạn là hãy điều chỉnh công việc của mình để nó trở nên ý nghĩa đối với mình.

Có một số cách sau đây bạn có thể cân nhắc cho mình:

a. Chế tác công việc

Bạn có thể thực hiện một vài thay đổi nhỏ như góc làm việc, trình duyệt máy tính, hay các công cụ, dụng cụ dành cho công việc giúp bạn có thể hoàn thành công việc nhanh hơn, thuận tiện hơn. Những điều chỉnh nhỏ mang tính cá nhân này sẽ giúp bạn có cảm giác thoải mái và hạnh phúc hơn khi làm việc.

b. Thay đổi nhận thức

Nếu bạn không tìm được ý nghĩa trong công việc hàng ngày của mình bạn sẽ rất khó để có thể xem công việc là Ikigai của bạn được. Việc tìm ý nghĩa này không phụ thuộc nhiều vào công việc được giao mà hầu hết là do chính bản thân bạn đang nhìn nhận công việc của mình như thế nào. 

Để có được nhận thức tốt trong công việc của mình bạn cần hiểu được ý nghĩa, mục đích mà những việc mình đang làm sẽ góp phần mang đến những lợi ích, kết quả tốt đẹp nào cho tập thể, công ty, khách hàng, người dùng như thế nào? Họ sẽ vui sướng ra sao khi nhận được kết quả tốt từ bạn?,.. từ đó tạo động lực tốt cho bạn.

c. Nhìn ra tác động

Bạn hãy nhìn xem mỗi việc mình làm sẽ góp phần trực tiếp hay gián tiếp tạo ra những tác động đến với xung quanh. Nếu những việc nhỏ của bạn có thể góp một phần nào đó mang đến nụ cười, niềm hạnh phúc, niềm vui cho xung quanh… thì tin chắc rằng bạn sẽ nhận thấy được niềm hạnh phúc của mình nơi công việc.

d. Đặt câu hỏi phù hợp cho mình

Những câu hỏi dưới đây giúp bạn nhận thức rõ hơn những công việc bạn đang làm và cảm nhận công việc đó như thế nào. Sau khi phân tích rõ về công việc hãy suy nghĩ một vài hành động nhỏ giúp thay đổi nhận thức, tác động của công việc từ đó tạo ra động lực, niềm vui niềm hạnh phúc nơi công việc của mình đang làm. Bạn cũng có thể trả lời câu hỏi này một mình hoặc cùng với đội nhóm của mình.

  • Hãy liệt kê những công việc mà bạn đang làm mỗi ngày?

Hãy ghi thật chi tiết kể cả những việc nhỏ nhất.

  • Tôi cảm thấy như thế nào khi làm những việc này?

Khi thực hiện từng công việc dù là nhỏ nhất bạn hãy cảm nhận bản thân xem bạn có thực sự thích thú với công việc này hay không? Hay bạn chỉ muốn làm cho xong việc.

  • Thời gian sử dụng cho công việc của bạn như thế nào?

Bạn hãy theo dõi thời gian bạn dành cho từng công việc dù là nhỏ nhất. Hãy đánh giá xem bạn có đang dành quá nhiều thời gian cho việc mà bạn không thật sự yêu thích không.

  • Tôi đang được trò chuyện hay kết nối với ai có thể ở ngoài đời hay trên mạng?

Chúng ta được sinh ra là để hợp  tác chứ không phải ghanh đua. Do đó, bạn hãy tự đánh giá xem các mối quan hệ tương tác hàng ngày trong công việc của bạn có mang đến cho bạn những cảm xúc tích cực hay tiêu cực không? 

3. Phát huy sự sáng tạo trong công việc

Thông qua việc thay đổi nhận thức, chế tác trong công việc giúp phát huy tính sáng tạo và thử nghiệm thường xuyên. Những thay đổi đôi khi không quá lớn nhưng chỉ cần mỗi chỗ điều chỉnh một chút đã tạo thành những thay đổi lớn và bạn có thể nhìn nhận công việc là Ikigai của mình. Cho dù công việc chưa phải là Ikigai của bạn nhưng thông qua việc thay đổi đó giúp bạn cảm thấy hài lòng hơn với công việc của mình.

Bài viết liên quan:

>