Bình tâm quan sát và không phản ứng

Bắt đầu nhìn thấy sức mạnh của công thức Tung Sản Phẩm.

Ngày trước khi còn làm trong hãng xe mình có phụ trách khâu tổ chức sự kiện, trong đó có khâu tổ chức Bảo Dưỡng Lưu Động và Lái Thử Xe.

Qua một thời gian tổ chức mình thấy được một vấn đề rất lớn trong việc tổ chức này mà không biết làm cách nào để khắc phục đó là:

1. Không tính toán được sau một sự kiện như vậy thì LÃI hay LỖ.

Thực tế, hầu hết trong sự kiện như vậy mình thấy LỖ nhiều hơn là LÃI. Tất nhiên lúc đó hay viện cớ là tổ chức để làm thương hiệu, này kia,.. Nhưng làm thương hiệu mà không tính toán được khi nào mới bán được hàng thì cũng VÔ NGHĨA. Cách tốt nhất vẫn là vừa bán hàng vừa làm thương hiệu.

Cũng có lúc trong sự kiện ký được hợp đồng mua bán xe, nhưng đại đa số những trường hợp như vậy là do NVBH sắp xếp đến tham dự để được ký hợp đồng với mức ưu đãi tốt hơn trong sự kiện.

Còn khách hàng biết sự kiện tự đến tham dự, và ký hợp đồng thì rất hiếm và gần như đó chỉ là con số may rủi.

2. Danh sách khách hàng thu được tại sự kiện không biết sử dụng như thế nào, rồi hiệu quả về sau ra sao…?

Các Chuyên Gia Marketing đều nói tiền nằm trong danh sách, mà mình nắm danh sách hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn khách hàng trong tay mà không biết làm sao cho có tiền?

Tung sản phẩm

Bỏ hàng đống tiền thuê mặt bằng, bố trí nhân viên, quà tặng miễn phí, và rất nhiều công sức ra tổ chức sự kiện xong thì thu được một xấp giấy ghi chi tiết những thông tin và mong muốn của khách hàng…

Sau đó mang về tổng hợp lập thành một bản báo cáo với những biểu đồ phân tích đẹp mắt đưa vào power point, để trình bày lên cấp trên và rồi không biết làm gì nữa…

Chuyển thông tin qua bộ phận kinh doanh để NVBH tiếp tục theo dõi, chăm sóc và bán hàng, sau một thời gian hỏi thăm lại thì hầu hết nhận được nhưng thông tin đại loại như là:

– Toàn khách hàng ảo, khách không có nhu cầu, khách lái thử cho vui, khách hàng lái chỉ để nhận quà…

Lập bảng excel với rất nhiều công thức rườm rà để so sánh những khách hàng lái thử xe với khách hàng mua xe sau đó sau 1 tháng, 6 tháng, 1 năm, thậm chí 3 năm sau cũng không thấy tăm hơi gì cả.

Vậy thì làm sao để biết được tổ chức như vậy thì HIỆU QUẢ hay KHÔNG HIỆU QUẢ.

Không lẻ mỗi lần tổ chức sự kiện chỉ để chụp hình selfie, checking,… thiệt là đẹp để làm báo cáo rồi đăng trên website, fanpage,.. Còn hỏi về hiệu quả mang lại thì cũng chỉ biết nhe răng CƯỜI chứ trả lời bằng con số thì CHỊU.

Tới bây giờ khi sau nhiều năm vật lộn, đương nhiên không phải để cải thiện tổ chức sự kiện vì mình không còn làm ở đó nữa, mà là để cải thiện hoạt động kinh doanh của mình, thì vô tình thấy được, nếu công thức TUNG SẢN PHẨM này mà áp dụng vào hoạt động LÁI THỬ XE khi đó thì là VÔ ĐỐI.

– Nó có thể tự thu thập thông tin khách hàng có nhu cầu lái thử.

– Nó có thể tự mời khách hàng đến sự kiện.

– Nó có thể tự theo dõi, chăm sóc và thúc đẩy khách hàng đến sự kiện.

– Nó có thể giới thiệu và bán hàng cho khách hàng.

– Nó có thể tự chăm sóc khách hàng mua xe từ lần này đến lần khác, cho đến khi khách hàng chán xe hơi chuyển qua đi máy bay thì nó lại tư vấn chào bán máy bay cho khách hàng 🙂.

– Có thể tính được LÃI hay LỖ ngay từ khi chưa tổ chức sự kiện.

Đặc biệt, nó có thể copy cài đặt cho 1 năm và hơn thế nữa, tùy theo tư duy của ông chủ (cái này mình vẫn chưa đạt được) hoàn toàn tự động chạy.

Nhưng quan trọng có một cái nó yêu cầu đó là:

– Quy trình và chính sách phải minh bạch, nhất quán và rõ ràng.

– Chính sách mà sáng nắng, chiều mưa thì nó lại là vấn đề hại chủ.

– Buộc phải cắt giảm bớt nhân sự, vì hầu hết trong số đó đã được hệ thống tự vận hành.

Tiếp tục BÌNH TÂM VÀ QUAN SÁT 😄

Bài viết liên quan:

>