Có nhiều người thắc mắc là không biết bên trong Hệ Thống Kinh Doanh Tự Động – Automation Business Passion tôi chia sẻ cái gì?
Bên dưới đây là một trong số những nội dung mà tôi chia sẻ dành riêng cho những người đang có kinh doanh hoặc mong muốn kinh doanh. Trong số đó có rất nhiều thứ đi ngược lại với những gì bạn đang làm hoặc đang thấy ở ngoài kia. Hãy cùng xem qua nhé!
“Nếu bạn đã đọc được đến những dòng chữ này, ngay ở email này, tôi tin chắc bạn đã trải qua một vài hoạt động ở trên HỆ THỐNG của tôi.
Như bạn thấy đó, hầu hết nó được diễn ra HOÀN TOÀN TỰ ĐỘNG, từ khâu Marketing, đến khâu Bán Hàng, Theo Dõi và Chăm Sóc Khách Hàng.
Nó diễn ra Tự Động nhưng không có nghĩa là nó không mang lại GIÁ TRỊ cho bạn.
Nó diễn ra tự động nhưng không có nghĩa là một cái máy đang nói chuyện với bạn. Mà thực tế là bản thân tôi vẫn đang trực tiếp nói chuyện với bạn.

Tôi hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm về những gì mình viết ra, những gì mình chia sẻ với bạn, chứ không phải do một trợ lý ảo hay con A.I công nghệ nào đó chịu trách nhiệm.
Toàn bộ Quy Trình này, giúp tôi giảm tải đi rất nhiều thời gian và nguồn lực dành cho những công việc mang tính lặp đi, lặp lại. Chính vì vậy, nguyên cái hệ thống chỉ cần một mình tôi đã có thể xử lý được hầu hết công việc tại đây.
Những công việc mà ở rất nhiều nơi khác đang phải duy trì cả một đội ngũ nhân sự để có thể đảm đương mà chưa chắc hiệu quả mang về tương xứng.
Tiếp theo đây, tôi chia sẻ thêm đến bạn QUY TRÌNH vận hành chuyển giao sản phẩm tinh gọn và cũng TỰ ĐỘNG được khá nhiều mắt xích để ứng dụng vào hoạt động của mình.
Quy Trình Theo Dõi Thanh Toán và Chuyển Giao Sản Phẩm
Nếu bạn là người kinh doanh các sản phẩm vật lý như: phụ tùng, phụ kiện, quần áo, mỹ phẩm, giày dép,..hay là mật ong giống như tôi thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng quy trình này để tinh gọn bộ máy của mình.
Điều kiện đầu tiên để ứng dụng được QUY TRÌNH này đó là bạn cần phải thay đổi phương thức giao hàng.
- Nếu trước kia bạn áp dụng hình thức giao hàng: COD – NHẬN HÀNG RỒI THANH TOÁN
- Thì nay bạn cần phải thay đổi hình thức giao hàng ngược lại đó là: THANH TOÁN RỒI MỚI GIAO HÀNG.
Nghe có vẻ ngược đời và hơi phi lý đúng không?
Khi được thầy của tôi là anh Nguyễn Phúc Quang Ngọc nói về phương thức bán hàng kiểu này năm 2019, bản thân tôi cũng thấy có vẻ như đang đi ngược lại xu hướng kinh doanh tại Việt Nam.
Trước kia, tôi từng áp dụng:
- Miễn phí giao hàng
- hay giảm 50% phí giao hàng,
- rồi giao hàng ngay trong vòng 2h
Với mục tiêu phá bỏ rào cản giao hàng để khách hàng dễ dàng ra quyết định nhất.
Vậy mà bây giờ được khuyên là khách hàng phải THANH TOÁN ĐỦ 100% tiền, trong đó có cả PHÍ GIAO HÀNG rồi mới ship hàng đi…Bán kiểu này chắc Ế DÀI DÀI!!!
Thưc ra, đó là bởi trước kia tôi bán hàng theo phong cách Hunting – Thợ Săn. Những khách hàng tìm mua sản phẩm của tôi trên online hầu hết họ chỉ mới biết về sản phẩm và họ chọn mua vì đang có nhu cầu cấp bách.
Ngoài ra, họ không biết hoặc biết rất ít về công ty tôi, đặc biệt bản thân tôi là ai khách hàng lại càng không biết.
Khi họ không biết mà đề nghị họ phải thanh toán trước 100% tiền rồi mới giao hàng thì đúng là VÔ LÝ.
Nhưng khi tôi bắt đầu thay đổi phong cách bán hàng của mình chuyển sang Farming – Nuôi Trồng, thì gần như khách hàng cũng đã hiểu và biết rõ về thông tin sản phẩm, về công ty và đặc biệt là bản thân tôi.
Chính vì vậy, khi đặt hàng họ được đề nghị chuyển khoản trước 100% tiền thì họ rất vui vẻ và còn chia sẻ thêm rằng, mua hàng kiểu như thế này cảm thấy yên tâm và gọn gàng.
Nếu bạn ngay từ đầu vẫn đang áp dụng những TƯ DUY và CHIẾN LƯỢC tôi hướng dẫn, thì xin được chúc mừng bạn, bạn đang trên con đường ĐƠN GIẢN HÓA công việc kinh doanh của mình.
Bán hàng kiểu như này, bạn sẽ không bao giờ lo sợ việc bị “B.O.M HÀNG”. Đặc biệt, bạn sẽ TIẾT KIỆM được rất nhiều chi phí, nguồn lực để quản lý vận hành.
Quy trình vận hành lúc này nó chỉ đơn giản còn lại các bước như sau:
- Bước #1: Nếu khách hàng vào giỏ hàng chưa mua mà rời đi
Hệ thống sẽ phát hiện và ngay lập tức gửi email kèm sms để kêu gọi khách hàng quay lại mua hàng.
- Bước #2: Khách hàng đã đặt mua nhưng chưa thanh toán
Hệ thống sẽ tự động gửi hướng dẫn và nhắc khách hàng thanh toán
- Bước #3: Khách hàng đã thanh toán
Lúc này cần nhân sự là kế toán/hoặc chính bản thân bạn khi thấy tin nhắn tiền vào thì chỉ cần làm 1 thao tác là bấm chuyển trạng thái trên điện thoại/máy tính là lập tức xác nhận thanh toán thành công được kích hoạt.
- Bước #4: Xử lý đóng gói đơn hàng
Nhân viên kho hoặc bản thân bạn sẽ nhìn thấy có 1 đơn hàng mới xuất hiện và nhiệm vụ của họ là đóng gói theo đúng những gì trên đơn hàng.
Sau đó bấm nút chuyển trạng thái thì các đối tác giao hàng như: GHTK, GHN, Viettel…, nhận biết và TỰ ĐỘNG sẽ đến nhận hàng đi giao cho khách.
- Bước #5: Giao hàng thành công
Khi bên đối tác GHTK, GHN, Viettel bấm vào giao hàng thành công thì chỉ vài phút sau một bức thư cảm ơn của bạn kèm sms sẽ được gửi đến khách hàng.
- Bước #6: Xin cảm nhận
Khi khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm thì sẽ có một email gửi đến để xin khách hàng cho biết ý kiến và đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như cách phục vụ,..
Và còn nhiều kịch bản khác bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế hoặc thay đổi dựa trên sản phẩm/dịch vụ của mình.
Tất cả các bước như tôi chia sẻ thì chỉ có 1 bước KIỂM TRA TIỀN VÀO và bước ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM là do con người làm. Còn tất cả bạn đã lên QUY TRÌNH mọi thứ sẽ được vận hành TỰ ĐỘNG.
Dưới đây chính là Pipeline mà tôi đang sử dụng để quản lý vận hành cho hoạt động kinh doanh của mình
100 đơn hay 1000 đơn hàng thì hệ thống vẫn xử lý một cách nhẹ nhàng và CHÍNH XÁC đến từng chi tiết. Tất cả những số liệu đều được hiển thị ở từng công đoạn. Bạn sẽ rất dễ dàng để theo dõi và kiểm soát nếu muốn.
Bạn sẽ không còn phải tuyển dụng, đào tạo, hay duy trì một đội ngũ NVBH/CSKH hùng hậu để ngồi trực trả lời tin nhắn, gọi điện thoại, chốt đơn, hay xử lý “hàng tá” phát sinh, đặc biệt đó là “B.O.M HÀNG”.
Nếu là người kinh doanh sản phẩm số hay các chương trình đào tạo online thì Quản Lý và Vận Hành như thế nào?
Email ngày mai tôi sẽ chia sẻ cách mà bản thân tôi vẫn đang dùng cũng như triển khai cho đối tác của mình để bạn có thể tự thực thi.”